I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
+ Qua TN, nhận biết được trong các thiết bị làm biến đổi năng lượng, phần lớn năng lượng thu được cuối cùng bao giớ cũng nhỏ hơn phần năng lượng cung cấp cho thiết bị lúc ban đầu, năng lượng không tự sinh ra.
+ Phát hiện được sự xuất hiện một dạng năng lượng náo đó bị giảm đi. Thừa nhận phần năng lượng bị giảm đi bằng phần năng lượng mới xuất hiện.
2. Về kĩ năng
+ Phát biểu được định luật bảo toàn năng lượng và vận dụng được định luật để giải thích hoặc dự đoán sự biến đổi của một số hiện tượng.
3. Về thái độ
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên
+ Thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại.
Học sinh
+ Thiết bị biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung |
Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức cũ + Đọc to câu hỏi trước lớp sau đó gọi HS trình bày kiến thức. + Câu 1: Làm thế nào ta có thể nhận biết một vật mang năng lượng? + Câu 2: Nêu các quá trình chuyển hóa năng lượng trong chiếc xe đạp, máy nổ, bóng đèn,…? + Gọi 1 HS khác nhận xét câu trả lời của bạn. + Nhận xét và đánh giá câu trả lời của các em. Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới + Mở bài giống như trong sách giáo khoa trang 157. Hoạt động 3: Tìm hiểu sự chuyển hóa năng lượng trong các hiện tượng cơ, nhiệt, điện + Bố trí thí nghiệm như hình 60.1 SGK. Phân tích và giải thích cho các em nắm các khái niệm có liên quan và cách thức tiến hành để các em quan sát. + Sau khi quan sát thì yêu cầu các các em đọc câu C1, C2, C3 và tiến hành thảo luận nhóm để để hoàn thành các câu hỏi trên. + Yêu cầu đại diện nhóm rút ra kết luận chung và ghi chép cẩn thận. Hoạt động 4: Tìm hiểu sự biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại. Hao hụt cơ năng + Treo tranh hình 60.2 SGK để HS quan sát sau đó phân tích cho HS nắm về nguyên tắc hoạt động của chúng. + Sau đó rút ra kết luận về hiện tượng hao hụt này chứ không làm thí nghiệm. + Yêu cầu các em ghi chép kết luận cẩn thận. Hoạt động 5: Tìm hiểu định luật bảo toàn năng lượng + Yêu cầu 1 HS phát biểu định luật này sau đó cho các em ghi chép cẩn thận. + Nói lên tầm quan trọng và ý nghĩa của định luật này trong thực tế. Hoạt động 6: Tìm hiểu phần vận dụng kiến thức + Yêu cầu 1 HS đọc lần lượt các câu C6, C7. Cho các nhóm tiến hành thảo luận nhóm để hoàn thành. + Nhận xét câu trả lời của các em. Nhấn mạnh lại tầm quan trọng của định luật này. Hoạt động 7: Củng cố kiến thức và dặn dò + Hỏi HS về những kiến thức có liên quan đến bài học. + Yêu cầu 1 HS đọc phần ghi nhớ và phần “có thể em chưa biết” + Yêu cầu các em về học bài và đọc trước bài tiếp theo và đặc biệt là ôn tập để chuẩn bị thi HKII. | + Chú ý lắng nghe GV đọc câu hỏi để chuẩn bị trả lời câu hỏi. + Nhận xét câu trả lời của bạn. + Chú ý lắng nghe. + Chú ý lắng nghe. + Quan sát giáo viên thí nghiệm, chú ý những lời giải thích của GV. + Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi của GV. + Rút ra kết luận chung theo hướng dẫn của GV. + Quan sát tranh và chú ý lắng nghe GV phân tích để trả lời câu hỏi. + Ghi chép kết luận vào trong vở bài học. + Ghi chép cẩn thận kết luận. + Ghi chép cẩn thận định luật. + Chú ý lắng nghe. + Cá nhân đọc câu C6, C7 và tiến hành thảo luận nhóm để hoàn thành. + Lắng nghe. + Cá nhân trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV. + Đọc phần ghi nhớ và phần “có thể em chưa biết”. + Ghi chú vào trong vở bài học. | Bài 60: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG I. SỰ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ, NHIỆT, ĐIỆN 1. Biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại. Hao hụt cơ năng + C1: + Từ A đến C: Thế năng biến đổi thành động năng. + Từ C đến B: Động năng biến đổi thành thế năng. + C2: + Thế năng của viên bi ở A lớn hơn thế năng của viên bi ở B. + C3: Viên bi không thể có thêm nhiều năng lượng hơn thế năng mà ta đã cung cấp cho nó lúc ban đầu. Ngoài cơ năng còn có nhiệt năng xuất hiện do ma sát. Kết luận 1: Trong các hiện tượng tự nhiên, thường có sự biến đổi giữa động năng và thế năng, cơ năng luôn luôn giảm. Phần cơ năng hao hụt đi đã chuyển hóa thành nhiệt năng. 2. Biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại. Hao hụt cơ năng + C4:Trong máy phát điện: Cơ năng biến đổi thành điện năng. Trong động cơ điện: Điện năng biến đổi thành cơ năng. + C5: HS tự trả lời. Kết luận 2: Xem SGK trang 158. II. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, hoặc truyền từ vật này sang vật khác. III. VẬN DỤNG + C6: HS tự trả lời. + C7: HS tự trả lời. |
Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………