Video ôn thi vào lớp 10 miễn phí

Bài 59: NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG

 - Người đăng: Sóc Nhỏ  Xem: 3672 


Thivao10.net giới thiệu nội dung bài giảng Bài 59: NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG

I. MỤC TIÊU

  1. Về kiến thức

+ Nhận biết được cơ năng và nhiệt năng dựa trên những dấu hiệu quan sát trực tiếp được .

+ Nhận biết được quang năng, hoá năng, điện năng nhờ chúng đã chuyển hoá thành cơ năng hay nhiệt năng.

+ Nhận biết được khả năng chuyển hoá qua lại giửa các dạng năng lượng, mọi sự biến đổi trong tự nhiên điều kèm theo sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang sạng khác .

  2. Về kĩ năng

  3. Về thái độ

II. CHUẨN BỊ

  Giáo viên

1)    Tranh vẽ phóng to hình 59.1 SGK

2)    Đina mô xe đạp có bóng đèn.

3)    Máy sấy tóc.

4)    Bóng đèn pin và pin để thắp sáng.

5)    Gương cầu lõm và đèn chiếu sáng.

  Học sinh

       + Học bài và đọc bài trước ở nhà

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới

+ Giống như phần mở bài trong sách giáo khoa trang 154.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách nhận biết năng lượng

+ Gọi đại diện 1 HS đọc lần lượt các câu C1, C2.

+ Cho đại diện nhóm trả lời câu C1, C2.

+ Chốt lại nội dung câu hỏi và yêu cầu các em rút ra kết luận chung.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về các dạng năng lượng và sự chuyển hóa giữa chúng

+ Gọi 1 HS đọc câu C3 và yêu cầu các em quan sát hình 59.1 sách giáo khoa và tiến hành thảo luận nhóm để hoàn thành câu hỏi của GV.

+ Cho các nhóm tranh luận với nhau về các vấn đề trên.

+ Gọi 1 HS đọc câu C4 và tiếp tục cho các em thảo luận và hoàn thành bảng 59.1 SGK.

+ Yêu cầu cử đại diện nhóm trình bày kết quả.

+ Từ kết quả trên yêu cầu các em rút ra kết luận chung.

Hoạt động 4: Tìm hiểu phần vận dụng kiến thức

+ Gọi 1 HS đọc câu C5 sau đó yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận để hoàn thành câu C5.

+ Nhận xét và đánh giá  chung bài làm của các em.

Hoạt động 5: Củng cố và dặn dò

+ Hỏi HS những kiến thức có liên quan đến bài học để các em trả lời.

+ Yêu cầu 1 HS đọc phần ghi nhớ và phần “có thể em chưa biết”.

+ Yêu cầu các em về nhà học bài, học bài trong nội dung ôn tập.

 

 

+ Chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

+ Cử đại diện nhóm đọc câu C1, C2.

+ Đại diện nhóm trình bày nội dung câu hỏi.

+ Cử đại diện nhóm trình bày phần kết luận chung của nhóm.

 

 

 

 

+ Đọc câu C3, quan sát hình 59.1 SGK và tiến hành thảo luận nhóm để hoàn thành câu hỏi của GV.

 

+ Tranh luận với nhau về các vấn đề trên.

 

+ Cử đại diện nhóm đọc câu C4, tiến hành thảo luận nhóm để hoàn thành.

+ Cử đại diện nhóm trình bày kết quả.

+ Cử đại diện nhóm rút ra kết luận chung.

 

 

 

 

+ Đọc câu C5, thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung câu C5.

 

+ Chú ý lắng nghe nhận xét của GV và ghi chép cẩn thận.

 

 

+ Cá nhân học sinh trả lời.

 

+ Đọc phần ghi nhớ và phần “có thể em chưa biết”.

+ Ghi chú vào trong vở bài học.

 

BÀI 59: NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

 

I. NĂNG LƯỢNG

+ C1:

Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất (có khả năng thực hiện công).

+ C2:

Làm cho vật nóng lên.

Kết luận 1

Ta nhận biết được một vật có cơ năng khi nó có khả năng thực hiện công, có nhiệt năng khi nó có thể làm nóng các vật khác.

II. CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ CHUYỂN HÓA GIỮA CHÚNG

+ C3:

+ Thiết bị A: (1) cơ năng thành điện năng, (2) điện năng thành nhiệt năng.

+ Thiết bị B: (1) điện năng thành cơ năng, (2) động năng thành động năng.

+ Thiết bị C: (1) hóa năng thành nhiệt năng, (2) nhiệt năng thành cơ năng.

+ Thiết bị D: (1) hóa năng thành điện năng, (2) điện năng thành nhiệt năng.

+ Thiết bị E: (2) quang năng thành nhiệt năng.

+ C4:

+ Hóa năng thành cơ năng trong thiết bị C.

+ Hóa năng thành nhiệt năng trong thiết bị D.

+ Quang năng thành nhiệt năng trong thiết bị E.

+ Điện năng thành cơ năng trong thiết bị B.

Kết luận

Con người có thể nhận biết được các dạng năng lượng như hóa năng, quang năng, điện năng khi chúng được biến đổi thành cơ năng hoặc nhiệt năng. Nói chung, mọi quá trình biến đổi trong tự nhiên đều có kèm theo sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

III. VẬN DỤNG

+ C5:

HS tự giải. Kết quả phần điện năng mà dòng điện đã truyền cho nước là: 504.000 J.

 

Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

 


 
 

  Ý kiến bạn đọc

 

Các bài viết cùng chuyên đề Năng lượng và sự chuyển hoá năng lượng

 

Bài viết khác

Tìm kiếm đề thi
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây